Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Châu Á chịu tác động gì từ chiến lược mới của Mỹ
Chuyến thăm vừa rồi của Tổng thống Mỹ Obama nhằm thúc đẩy chiến lược chuyển trọng tâm về châu Á Thái bình dương. Chính sách này kể từ khi được công bố cách đây một năm đã tác động đến bàn cờ khu vực này như thế nào?

 


Theo đánh giá của hãng AP, Trung Quốc cho rằng chiến lược "chuyển trọng tâm" của Mỹ là nhằm kiềm chế Bắc Kinh, nhưng sự lớn mạnh của nền kinh tế số hai thế giới là không thể ngăn chặn được. Nhật Bản thì dường như phiền lòng với lập trường không rõ rệt của Mỹ khi người đồng minh Tokyo bị cuốn vào khủng hoảng tranh chấp. Các nước Đông Nam Á, qua những diễn biến nóng bỏng suốt một năm qua, có cơ hội hiểu ra những gì có thể - và cả không thể - trông đợi vào Mỹ.


 


Trung Quốc: Sao có thể kiềm chế được con Rồng?


 


Đối với Bắc Kinh, chính sách chuyển trọng tâm của Obama là tàn dư của ý tưởng Chiến tranh lạnh đã lỗi thời. Bắc Kinh tin rằng, do lo sợ về sự trỗi dậy của Trung Quốc Washington đang cố tìm cách đổ thêm dầu vào các cuộc căng thẳng ở khu vực để cô lập họ và khích lệ các nước mà Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ. Hầu như là tất cả các nước láng giềng có cùng biên giới đều có tranh chấp với Trung Quốc.


 


“Sử dụng sự trỗi dậy của Trung Quốc và thuyết ‘mối đe dọa Trung Quốc’, Mỹ muốn làm cho các nước láng giềng của Trung Quốc tin rằng châu Á-Thái Bình Dương cần đến sự hiện diện và bảo vệ của Washington. Mỹ muốn tập hợp họ để kiến tạo ra một thế ‘tái cân bằng chiến lược’ chống lại Trung Quốc ở khu vực” , ông Wang Yusheng, một học giả về an ninh Trung Quốc, viết trên tờ China Daily.


 


Bắc Kinh khẳng định một chiến lược như vậy chắc chắn sẽ thất bại.


 


Trung Quốc cho rằng sự trỗi dậy của mình là đương nhiên và không thể ngăn chặn. Họ cũng tin rằng các nước láng giềng sẽ ngả theo việc xây dựng quan hệ tốt hơn với Trung Quốc trong khi từng bước loại dần ảnh hưởng của Mỹ. Bắc Kinh cũng coi sự thống trị về kinh tế của mình là một ưu thế rõ ràng.


 


Khi Trung Quốc cho chạy thử chiếc tàu sân bay đầu tiên và những máy bay chiến đấu tàng hình, thử khả năng không gian mạng và những loại tên lửa tiên tiến, nóc này đang ngày càng giành được vị thế mạnh hơn để ngăn Mỹ không tiếp cận vùng tiếp giáp lãnh thổ của mình cũng như một số tuyến đường biển quan trọng trên Thái Bình Dương. Tình hình này có thể trở nên phức tạp nếu chính sách của Obama phải chuyển đổi từ thúc giục sang thúc ép.


 


Nhật Bản: Đã cảm thấy sức nóng


 











Tàu tuần duyên Đài Loan và Nhật Bản trong màn đấu vòi rồng ở vùng biển gần Senkaku/Điếu Ngư hôm 24/9. Ảnh: Huanqiu

 


Chắc chắn là Nhật Bản là đối tác an ninh trung thành nhất của Washington ở Thái Bình Dương. Và Nhật Bản cũng là nước đã chịu tác động nhiều nhất do sự trỗi dậy của Trung Quốc.


 


Mấy tháng nay Nhật Bản và Trung Quốc đã dính vào vụ tranh chấp ngày càng căng thẳng về một nhóm đảo không người ở trên biển Hoa Đông. Sự hiện diện gần như liên tục của các tàu Trung Quốc xung quanh các đảo này đã làm cho lực lương Bảo vệ bờ biển Nhật Bản bị căng mỏng hết cỡ. Không lực Nhật Bản nói rằng Trung Quốc đã tăng đáng kể các phi vụ bay tuần tra trong khu vực.


 


Lo sợ bị cuốn vào tổ ong của chủ nghĩa dân tộc, sự thù địch trong lịch sử và trò chơi chính trị dân túy, đều là những nhân tố đang tiếp lửa cho các căng thảng, Mỹ đã thận trọng không đứng về một bên nào. Thay vào đó Mỹ đã kêu gọi hai nước tự giải quyết vấn đề của mình, thông qua con đường ngoại giao.


 


Lập trường đó đã làm cho nhiều người Nhật tức giận. Hiện có 52.000 lính Mỹ đang đóng trên đất Nhật theo cam kết được hiệp ước hai nước ký năm 1960, quy định Mỹ có trách nhiệm bảo vệ vùng lãnh thổ nằm dưới sự kiểm soát của Nhật Bản. Washington luôn khẳng định rằng hiệp ước đó bao gồm cả các đảo đang nằm trong trung tâm của những căng thẳng hiện tại giữa Nhật Bản và Trung Quốc.


 


Kazuhiko Togo, một nhà ngoại giao cao cấp và hiện làm Giám đốc Viện nghiên cứu quốc tế tại Đại học Sangyo ở Kyoto nói: “Thật là lạ lùng. Tôi tin rằng Mỹ là đồng minh của chúng tôi, nhưng chúng tôi lại cần phải giải quyết vấn đề ‘trung lập’ của Mỹ”.


 


ASEAN: Sôi lên vì Biển Đông


 


Đầu năm nay Washington cũng đưa ra lập trường có tính không can dự tương tự đối với cuộc tranh chấp giữa một bên là Trung Quốc với các nước Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam về các đảo trên Biển Đông, khu vực được cho là có chứa nhiều khí và dầu hỏa và án ngữ các tuyến đường biển quan trọng.


 


Philippines, đồng minh thân cận nhất của Mỹ trong cuộc tranh chấp ở đó, cuối cùng đã phải rút các tầu của mình khỏi bãi cạn tranh chấp Scarborough, nhưng các tfu chiến của Trung Quốc vẫn còn đóng cho đến bây giờ.


 


Ramon Casiple, nhà phân tích chính trị tại Manila cho rằng các cuộc tranh chấp làm cho các nước đồng minh của Mỹ hiểu rõ hơn về các điểm yếu của mình, cũng như hiểu họ có thể trông đợi được gì, và không được gì, từ phía Mỹ.


 


Casiple nói: “Mỹ đang có một sự lựa chọn khó khăn. Mỹ phải trấn an các nước đồng minh của mình rằng cuối cùng thì Mỹ vẫn ở phía họ”. Ông nói thêm rằng Mỹ đã nói rõ rằng nước này hiển nhiên không mong muốn một cuộc đối đầu lớn trong đó họ bị buộc phải “hoặc là can thiệp hoặc mất ảnh hưởng.”


 


Thế nhưng cũng có một điều gây chú ý về ý định của Mỹ. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta khi thăm Việt Nam mùa hè này đã nói rằng Mỹ muốn được tiếp cận các cảng biển như là Cam Ranh, nơi quân đội Mỹ từng sử dụng thời chiến. Hà Nội chưa đưa ra bất cứ bình luận gì.


 


Đài Loan: Cảm giác bị bỏ rơi


 


Khi Trung Quốc ngày càng mạnh lên và có tầm quan trọng lớn đối với kinh tế Mỹ, Washington ngày càng cảm thấy tiến thoái lưỡng nan trong việc coi Đài Loan (hòn đảo mà Trung Quốc tuyên bố là một phần lãnh thổ phải thống nhất) là một đối tác an ninh đầy đủ. Điều này là sự thay đổi lớn so với thời kỳ những năm 1950 và 1960, khi hai bên còn có một hiệp ước phòng thủ chính thức, và Mỹ đóng hàng ngàn lính trong một căn cứ lớn, nơi được coi là tiền tiêu để ngăn chặn Trung Quốc.


 


Ngày nay, sự hợp tác giữa hai bên bị hạn chế vào một số lĩnh vực như chia sẻ tin tình báo, huấn luyện nhân lực cho không lực của Đài Loan, đôi khi có tham khảo an ninh và bán hạn chế vũ khí. Tuy nhiên các vũ khí hiện đại hơn như máy bay chiến đấu F-16 và các tầu ngầm chạy dầu diesel mà giới quân sự Đài Loan đang thực sự cần thì Mỹ không bán.


 


Bán đảo Triều Tiên: Lá chắn thép phía trên Seoul?


 


Triều Tiên có một nhà lãnh đạo mới mà thế giới bên ngoài hầu như không biết gì nhiều, một chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo thường được đưa ra để làm căng thẳng khu vực và một thái độ ngang tàng đối với Mỹ.


 


Nhưng Obama có một người bạn ở Seoul.


 


Trong những năm của thập kỷ 1950, Mỹ đã dấn thân vào cuộc chiến tranh Triều Tiên, và đã từng nghĩ đến việc sử dụng bom hạt nhân trước khi chiến tranh kết thúc. Hiện nay Mỹ có khoảng 28.500 quân đóng ở Hàn Quốc và 70% vũ khí của nước này được nhập từ Mỹ. Một hợp đồng cực lớn đang chờ một công ty Mỹ ký ngay sau lễ nhậm chức của Tổng thống Obama, trong đó Hàn Quốc sẽ công bố bên thắng thầu một dự án trị giá 7,6 tỷ USD cung cấp 60 máy bay chiến đấu tiên tiến cho nước này.


 


Thương vụ này sẽ là vụ mua sắm vũ khí lớn nhất của Hàn Quốc. Bên cung cấp dự kiến sẽ là công ty Lockheed Martin với các phiên bản máy bay tiêm kích đa năng F-35. Các hãng Boeing và công ty máy bay khổng lồ châu Âu, EADS cũng sẽ tham gia đấu thầu.


 


Austraila: Sống chung với lính thủy đánh bộ Mỹ


 


Australia là nước đầu tiên đón nhận các đợt sóng của chính sách chuyển trọng tâm khi, năm ngoái Mỹ tuyên bố sẽ luân chuyển 2.500 lính thủy đánh bộ đến thành phố phía bắc nước này là Darwin. Giờ đây Mỹ đang cố gắng tiếp cận với một căn cứ hải quân của Australia ở phía nam của thành phố phía tây Australia là Perth, và mở rộng tầm ném bom đến phía bắc thành phố Outback.


 


Một số chuyên gia an ninh và quốc phòng sợ rằng mối quan hệ này đang đi quá nhanh.


 


Một mặt, trong nội bộ Australia đang có một sự ủng hộ rộng rãi cho mối quan hệ quốc phòng với Mỹ, do đó sự có mặt của lính thủy đánh bộ là một bước đi tự nhiên. Tuy nhiên, nó cũng gây ra các mối lo ngại rằng Washington sẽ đòi hỏi nhiều hơn thế, điều mà Australia có thể chưa sẵn sàng. Trên hết, Trung Quốc là khách hàng trung tâm của nền kinh tế Australia, mua hầu như toàn bộ các nguồn khoáng sản và than đá của nước này.


 


Hugh White, một giáo sư nghiên cứu chiến lược tại trường đại học Quốc gia Australia (ANU) nói rằng: “Điều làm chúng tôi lo ngại là hầu như có thể khẳng định được là Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng coi nhau như đối thủ chiến lược.”


 


“Chúng tôi lo ngại về ý tưởng cho rằng mối quan hệ Mỹ-Trung đang trở nên đối địch. Mỹ muốn tiếp tục là một cường quốc thống trị ở châu Á, còn Trung Quốc muốn trở thành một cường quốc thống trị ở châu Á”, ông nói.


 


“Còn điều chúng ta, cũng như những người khác, muốn: là không một nước nào trong hai nước đó trở thành cường quốc thống trị ở châu Á.”

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh (18-05-2024)
    Hungary và Serbia cam kết tăng cường quan hệ trong bối cảnh căng thẳng khu vực (18-05-2024)
    Quốc hội Croatia phê chuẩn Chính phủ mới do Thủ tướng đương nhiệm đứng đầu (18-05-2024)
    Nhật Bản: Gấu tấn công cảnh sát đang tìm kiếm người mất tích trong rừng (18-05-2024)
    Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực (16-05-2024)
    Patrior sẽ lập tức bị phá hủy nếu được đưa tới Kharkiv? (16-05-2024)
    Ông Putin tuyên bố quan hệ Nga – Trung không nhằm chống lại ai (16-05-2024)
    Vụ ám sát Thủ tướng Slovakia mang động cơ chính trị rõ rệt (16-05-2024)
    Tổng thống Ukraine hoãn mọi lịch công du nước ngoài trước đà tiến của lực lượng Nga (16-05-2024)
    Chuyện gì đang xảy ra ở Bộ Quốc phòng Nga? (16-05-2024)
    Tình hình căng thẳng, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine ra chiến trường (15-05-2024)
    Chân dung tân Thủ tướng Singapore Lawrence Wong (15-05-2024)
    Pháp và Hàn Quốc tăng viện trợ quân sự cho Ukraine (14-05-2024)
    Mỹ cam kết gói viện trợ mới giúp Ukraine thay đổi cục diện (14-05-2024)
    Quân Nga tiến vào Kharkov, ông Zelensky kêu gọi người dân Ukraine bình tĩnh (13-05-2024)
    Ukraine thay chỉ huy chủ chốt giữa lúc Nga tiến quân về Kharkiv (13-05-2024)
    4 tiểu đoàn Chechnya chuẩn bị tấn công vào Sumy? (12-05-2024)
    Chung cư Nga trúng pháo kích nghi từ Ukraine, 22 người thương vong (12-05-2024)
    Saudi Arabia tái khởi động tòa tháp cao nhất thế giới (12-05-2024)
    Cuộc tấn công của Nga khiến Ukraine lộ điểm yếu chết người (12-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Nữ Thủ tướng Thái Lan đối mặt với nguy cơ bị lật đổ (23-11-2012)
    Bắc Triều Tiên chuẩn bị phóng hỏa tiễn tầm xa mới  (23-11-2012)
    Hàn Quốc tập trận tại đảo bị Bắc Triều Tiên pháo kích 2 năm trước  (23-11-2012)
    Đến lượt Đài Loan phản đối hộ chiếu « lưỡi bò » của Trung Quốc  (23-11-2012)
    Thổ Nhĩ Kỳ muốn dùng tên lửa tối tân chống Syria (22-11-2012)
    Đài Loan cấm Đức Đạt Lai Lạt Ma nhập cảnh  (22-11-2012)
    Việt Nam và Philippines phản đối Trung Quốc in yêu sách chủ quyền biển đảo trên hộ chiếu mới  (22-11-2012)
    Có thỏa thuận ngừng bắn, Israel vẫn hứng rocket (22-11-2012)
    Triều Tiên lại dọa nã pháo Hàn Quốc (22-11-2012)
    Động đất 6,1 độ Richter ở Chile (22-11-2012)
    Chuyên gia Ukraine hoài nghi chất lượng động cơ Trung Quốc (22-11-2012)
    Bị đánh bom xe buýt, Israel không kích ồ ạt vào Dải Gaza (21-11-2012)
    Israel - Hamas vừa đánh vừa chờ (21-11-2012)
    Xe tăng, pháo hạm Israel tiếp tục oanh tạc Gaza (21-11-2012)
    Cam Bốt lại bị nghi ngờ giúp Trung Quốc thao túng hồ sơ Biển Đông  (21-11-2012)
    Mỹ sẽ có vũ khí hóa giải "sát thủ" tàu ngầm (21-11-2012)
    Trung Quốc ký thỏa thuận mua gạo Thái Lan tồn kho  (21-11-2012)
    Philippines sắp tổ chức hội nghị 4 nước ASEAN về vấn đề Biển Đông  (21-11-2012)
    Hamas hành quyết dã man “gián điệp” của Israel (20-11-2012)
    Phe nổi dậy Syria đang thắng như chẻ tre? (20-11-2012)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153142362.